Có rất nhiều bệnh trên hoa hồng leo do nấm và vi khuẩn gây ra do đó bài viết này chỉ tập trung nói về những loại bệnh phổ biến mà hoa hồng leo thường mắc phải như bệnh đốm đen, bệnh gỉ sắt, bệnh mốc xám, bệnh phấn trắng, bệnh sùi cành u rễ, bệnh thán thư, bệnh sương mai,…

1. Bệnh đốm đen trên hoa hồng leo

Những vết bệnh có hình tròn hoặc hình bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh bắt nguồn từ những lá già, kế đến là lá non, rồi lan khắp thân cây và nụ. Bệnh thường phá hoại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá. Tình trạng bệnh nặng hơn có thể làm lá vàng, rụng hàng loạt, cây kém phát triển, còi cọc, không ra hoa hoặc ra hoa kém chất lượng. Với kinh nghiệm thực tế trồng hồng leo, chúng tôi đã từng bị trường hợp tương tự và thông qua tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi biết rằng đó là một trong những bệnh thường gặp: bệnh đốm đen trên hoa hồng leo (Black Spot On Rose)

Bệnh đốm đen trên hoa hồng leo gây ra những vết bệnh màu xám đen

Bệnh đốm đen trên hoa hồng leo gây ra những vết bệnh màu xám đen

Tác hại của bệnh đốm đen trên cây hoa hồng leo

Bệnh đốm đen trên hoa hồng leo không gây chết cây liền mà làm ảnh hưởng đến bộ lá của cây, bệnh lây lan nhanh làm cho lá mất màu xanh diệp lục không quang hợp được, không tạo ra nguồn dinh dưỡng nuôi cây. Cây kiệt sức dần và chết.

Diễn tiến tình trạng nặng nhẹ của bệnh đốm đen trên hoa hồng leo

Diễn tiến tình trạng nặng nhẹ của bệnh đốm đen trên hoa hồng leo 

Nguyên nhân gây ra bệnh đốm đen trên hoa hồng leo

Bệnh đốm đen do một loại nấm có tên là Diplocarpon thích sống trong điều kiện ẩm ướt gây ra, thường lây lan và gây hại từ 22-26oC, độ ẩm trên 85%. Nấm tồn tại trong đất và lan truyền qua hoạt động của con người.

Bệnh đốm đen trên hoa hồng leo do nấm Diplocarpon gây ra

Bệnh đốm đen trên hoa hồng leo do nấm Diplocarpon gây ra

Điều trị bệnh đốm đen trên cây hoa hồng leo

Biện pháp khi cây đã bắt đầu xuất hiện bệnh:

– Không nên tưới nước nhiều quá cho hồng leo, chỉ tưới một lượng nước vừa đủ. Sử dụng bình phun hoặc hệ thống tưới nước phun sương để tưới cho hoa hồng để tránh đọng nước quá nhiều trên lá. Nên tưới vào buổi sáng là tốt nhất.

Sử dụng hệ thống phun vòi nhỏ giọt để tưới cho cây hoa hồng leo

Sử dụng hệ thống phun vòi nhỏ giọt để tưới cho cây hoa hồng leo

– Thường xuyên cắt tỉa những nhánh hồng bị yếu, hoặc lá hồng bị bệnh, thu gom và tiêu hủy để tránh mầm bệnh lây lan.

Thường xuyên cắt tỉa những cành hồng bị sâu bệnh

Thường xuyên cắt tỉa những cành hồng bị sâu bệnh

Lặt bỏ những lá do bệnh đốm đen trên hoa hồng gây ra

Lặt bỏ những lá do bệnh đốm đen trên hoa hồng gây ra

– Đặt chậu cây ng​oài nắng trong thời gian từ 3-8h nắng, lưu thông không khí tốt và trồng cách xa với những loại hồng leo khác. Mật độ thích hợp là từ 1-2 m.

Ánh nắng mặt trời hạn chế bệnh đốm đen trên hoa hồng leo phát triển

Ánh nắng mặt trời hạn chế bệnh đốm đen trên hoa hồng leo phát triển

– Khi cây hồng leo đã bị bệnh đốm đen nặng thì nên dùng biện pháp hóa học để can thiệp để cây mau hết bệnh và ổn định sau đó mới dùng biện pháp sinh học để phòng bệnh.

+ Thuốc trừ nấm, vi khuẩn với phổ tác dụng rộng Kasura 47WP (hóa học) là loại thuốc trừ nấm và diệt khuẩn có phổ tác dụng rộng, có tác dụng phòng và trừ bệnh hữu hiệu nhờ ưu thế trộn lẫn Kasugamycin và đồng. Pha 5g/bình 2 lít phun lên lá.

Thuốc trừ nấm, vi khuẩn với phổ tác dụng rộng Kasura 47WP dùng điều trị bệnh đốm đen trên hoa hồng

Thuốc trừ nấm, vi khuẩn với phổ tác dụng rộng Kasura 47WP dùng điều trị bệnh đốm đen trên hoa hồng

 Xem thêm sản phẩm Kasuran tại cửa hàng hoa hồng leo cô Long

+ Cốc 85 WP đồng Oxy Clorua là thuốc trị nấm bệnh, diệt khuẩn từ gốc Đồng có tác dụng diệt khuẩn và trừ nấm. Pha 5g/bình 2 lít phun lên lá và tưới gốc.

Cốc 85 WP đồng Oxy Clorua dùng điều trị bệnh đốm đen trên hoa hồng

Cốc 85 WP đồng Oxy Clorua dùng điều trị bệnh đốm đen trên hoa hồng

 Xem thêm sản phẩm Coc 85 tại cửa hàng hoa hồng leo cô Long

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc khác để phòng bệnh đốm đen trên hoa hồng leo như Carbenzim 500FL, Anvil 5SC, Tungvil 5SC, Manage 5WP, Cadilac 75WG, Nicozol 12.5 WP…

Lưu ý: 

– Không hòa chung các loại thuốc với nhau để phun xịt để tránh các thuốc phản ứng hóa học, gây kết tủa, không còn hiệu quả phòng trừ bệnh.

– Nên phun vào lúc sáng sớm để cây hồng leo có thể hấp thụ thuốc một cách tốt nhất, nên phun 1 lần/tuần trong vòng 1 tháng. Nếu bệnh hết thì không cần phải can thiệp bằng phương pháp hóa học mà chỉ cần dùng các biện pháp sinh học để phòng ngừa.

Dùng Dinh dưỡng thảo mộc để cung cấp cho cây trồng và các vi sinh vật đất các vi chất dinh dưỡng giúp cây khỏe, phục hồi và kích thích tăng trưởng cây trồng. Từ đó, cây trồng có khả năng chống lại các loại bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra bệnh, sâu và côn trùng gây hại. Pha 10 ml với 2 lít nước để phun lên lá và đất, tốt nhất là 20 ngày phun 1 lần.

Dinh dưỡng thảo mộc - Tăng sức đề kháng cho hoa hồng leo

Dinh dưỡng thảo mộc – Tăng sức đề kháng cho hoa hồng leo

 Xem thêm sản phẩm Dinh dưỡng thảo mộc tại cửa hàng hoa hồng leo cô Long

+ Thường xuyên bổ sung cung cấp các chủng nấm có lợi cho đất để phòng ngừa bệnh bằng Trichoderma pha từ 1.5g với 2 lít nước phun lên đất. Lưu ý nên phun khi trời mát, tránh ánh nắng gay gắt có thể giết chết những chủng nấm có lợi này và 2 tháng phun nhắc lại 1 lần.

Trichoderma cung cấp các chủng nấm có lợi cho đất

 Trichoderma cung cấp các chủng nấm có lợi cho đất

 Xem thêm sản phẩm Trichoderma tại cửa hàng hoa hồng leo cô Long

– Hoặc dùng BỘ PHÂN TRỊ BỌ TRĨ – NẤM CÂY SUY, với phương pháp hữu cơ, bộ phân hạn chế tối đa các loại thuốc hóa học để giúp cây không những điều trị được nấm mà còn phòng ngừa cả bọ trĩ – một loại bọ rất thường xuyên có thể bắt gặp trên hoa hồng leo, thường hút chích chất dinh dưỡng của cây làm cây bị suy yếu;  không những thế bộ phân này còn cung cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây để hồi phục và phát triển tốt hơn.

Ưu điểm của BỘ PHÂN TRỊ BỌ TRĨ – NẤM CÂY SUY:

– Sử dụng phân bón hữu cơ phù hợp với khách hàng có con nhỏ, đảm bảo sức khỏe và môi trường.

– Vừa bắt đầu trồng hồng và chưa quen đối phó với loại bệnh này.

– Cây yếu hoặc bị suy yếu do bệnh.

– Bộ phân còn đi kèm theo BỘ LỊCH HƯỚNG DẪN SIÊU CHI TIẾT, chỉ cần bỏ ra khoảng 15 đến 20 phút mỗi ngày để chăm cây.

– Hiệu quả sau khoảng 2 tuần dùng, sau đó bệnh nấm sẽ dần bị đẩy lùi hoàn toàn lên đến 98% sau khoảng 1-2 tháng. 

– Khi cây hết bệnh bệnh vẫn có thể tiếp tục dùng để phòng ngừa bệnh.

BỘ PHÂN TRỊ BỌ TRĨ – NẤM CHO CÂY SUY bộ cơ bản hiện ĐANG CÓ SẴN tại Cửa hàng Hồng leo Cô Long.

 Tham khảo thêm về BỘ PHÂN TRỊ BỌ TRĨ – NẤM CÂY SUY TẠI ĐÂY: http://hongleocolong.com/phan-bon-huu-co/bo-tri-bo-tri-phong-nam-duong-cay-mua-mua-cho-hoa-hong-leo-co-ban.html

2. Bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo

Hoa hồng leo bị bệnh gỉ sắt (Rust rose) có vài biểu hiện giống như các bệnh thường gặp do nấm, vi khuẩn như sự chuyển màu của lá, cây còi cọc, không ra hoa…Tuy nhiên, chỉ với những biểu hiện sau đây thì hoa hồng leo cuả bạn đã mắc bệnh gỉ sắt.

– Mặt dưới lá xuất hiện những vết bệnh có dạng ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu sắt gỉ. Hiện tượng xuất hiện 1 cách nhanh chóng và lan rộng toàn bộ lá trong vòng từ 1-2 tuần.

Diễn biến bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo trong 2 tuần

Diễn biến bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo trong 2 tuần

Chú thích:
1 – Giai đoạn mới chớm bệnh
2 – Giai đoạn bệnh 1 tuần
3 – Giai đoạn bệnh 2 tuần

– Mặt trên mô bệnh mất màu xanh bình thường, chuyển sang màu vàng nhạt.

Bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo làm xuất những vết màu vàng trên mặt lá

Bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo làm xuất những vết màu vàng trên mặt lá

– Qua một thời gian cây bị khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ và ít, thường bị thay đổi màu sắc, còi cọc.

Bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo gây những vết bệnh màu cam trên hoa

Bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo gây những vết bệnh màu cam trên hoa

Bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo gây những vết bệnh màu cam trên cành

Bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo gây những vết bệnh màu cam trên cành

Tác hại của bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo

Bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo không gây ra cái chết trực tiếp cho hoa hồng leo, không đặc biệt nghiêm trọng cây có thể tự hết nhưng nó là môi trường làm gia tăng bệnh đốm đen và bệnh phấn trắng trên hoa hồng leo. Bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo làm mất thẩm mỹ cho hoa hồng leo và khi bệnh đặc biệt nặng cũng có thể làm cho hoa hồng leo bị chết.

Nguyên nhân gây ra bệnh gỉ sắt cho hồng leo

Bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo do một loại nấm có tên là Phragmidium mucronatum gây ra, loại nấm này thường lan truyền bào tử trong không khí ở nhiệt độ 18 đến 210C

Bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo do nấm Phragmidium mucronatum gây ra

Bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo do nấm Phragmidium mucronatum gây ra

Biện pháp phòng trừ khi hồng leo bị bệnh gỉ sắt

– Bệnh gỉ sắt do loại nấm Phragmidium mucronatum phát tán bào tử trong không khí nên giữ luồng khí sạch, thông thoáng khi trồng hồng leo. Tránh trồng hồng leo san sát vào nhau, trồng có khoảng cách khoảng từ 1-2 m.

– Thường xuyên cắt tỉa những nhánh hồng bị yếu, hoặc lá hồng bị bệnh, thu gom và tiêu hủy để tránh mầm bệnh lây lan.

– Dùng Coc 85 là loại thuốc phòng trị nấm bệnh, diệt khuẩn từ gốc Đồng, dạng bột mịn, loang trải đều, bám dính tốt, không rửa trôi. Pha 5 gam thuốc cho bình 2 lít nước, nên phun đều trên lá và gốc vào lúc sáng sớm hoặc trời mát (trước 18h).

Cốc 85 WP đồng Oxy Clorua dùng điều trị bệnh gỉ sắt trên hoa hồng

Cốc 85 WP đồng Oxy Clorua dùng điều trị bệnh gỉ sắt trên hoa hồng

 Xem thêm sản phẩm Coc 85 tại cửa hàng hoa hồng leo cô Long

– Có thể tham khảo loại thuốc trừ nấm, vi khuẩn với phổ tác dụng rộng Kasuran 47WP  là loại thuốc trừ nấm và diệt khuẩn có phổ tác dụng rộng, có tác dụng phòng và trừ bệnh hữu hiệu nhờ ưu thế trộn lẫn Kasugamycin và đồng. Pha 5g cho bình 2 lít phun lên lá.

Thuốc trừ nấm, vi khuẩn với phổ tác dụng rộng Kasura 47WP dùng điều trị bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo

Thuốc trừ nấm, vi khuẩn với phổ tác dụng rộng Kasura 47WP dùng điều trị bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo

 Xem thêm sản phẩm Kasuran tại cửa hàng hoa hồng leo cô Long

– Một số loại thuốc có thể thay thế như Anvil 5SC, Dibazole 10SL, Fulvin 5SC…

Lưu ý: 

– Không nên pha chung các loại thuốc điều trị bệnh để tránh tình trạng phản ứng hóa học giữa các loại thuốc với nhau, gây kết tủa và không hiệu quả.

– Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát (trước 18h) để cây hấp thụ tốt và tăng hiệu quả điều trị bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo

– Cách tốt nhất để hạn chế bệnh gỉ sắt trên hoa hồng leo đó là phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng các biện pháp sau:

+ Tăng sức đề kháng của cây có thể bón thêm Dinh dưỡng thảo mộc để tăng khả năng chống lại các loại bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra bệnh, sâu và côn trùng gây hại. Pha 10 ml với 2 lít nước để phun lên lá và đất, tốt nhất là 20 ngày phun 1 lần

Dinh dưỡng thảo mộc - Tăng sức đề kháng cho hoa hồng leo

Dinh dưỡng thảo mộc – Tăng sức đề kháng cho hoa hồng leo

 Xem thêm sản phẩm Dinh dưỡng thảo mộc tại cửa hàng hoa hồng leo cô Long

Bổ sung các chủng nấm có lợi để ức chế hoặc gây vô hiệu hóa với các chủng nấm có hại như Trichoderma. Pha 1.5g cho 2 lít nước để phun lên đất và cứ 2 tháng nên bổ sung 1 lần.

Trichoderma cung cấp các chủng nấm có lợi cho đất

Trichoderma cung cấp các chủng nấm có lợi cho đất

 Xem thêm sản phẩm Trichoderma tại cửa hàng hoa hồng leo cô Long

3. Bệnh mốc xám trên hoa hồng leo

Bệnh mốc xám là loại bệnh thường gặp trên cây ăn trái nhất là trái non của ớt, mướp, bầu, bí…tuy nhiên bệnh mốc xám cũng gây hại cho hoa hồng leo và bộ phận gây hại cho cây hồng đó chính là hoa. Khi mới bắt đầu chớm bệnh trên cây hồng leo sẽ xuất hiện những đốm nhỏ màu xám trên nụ, hoa. Bệnh thường làm cho hoa bị thối, nặng có thể làm cả nhánh non bị héo. Trên vùng thối bào tử nấm hình thành một lớp mốc xám.

Bệnh mốc xám trên hoa hồng leo thường gây hại cho nụ

Bệnh mốc xám trên hoa hồng leo thường gây hại cho nụ

Bệnh mốc xám trên hoa hồng leo thường gây hại cho hoa

Bệnh mốc xám trên hoa hồng leo thường gây hại cho hoa

Tác hại của bệnh mốc xám trên hoa hồng leo

Bệnh mốc xám ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của hoa hồng leo đó chính là hoa. Nếu bệnh nặng sẽ là nhánh non bị héo ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa hồng leo. Nếu cây bị nặng có thể dẫn đến cái chết.

Bệnh mốc xám trên hoa hồng leo có thể gây hại trên cành

Bệnh mốc xám trên hoa hồng leo có thể gây hại trên cành

Nguyên nhân gây ra bệnh mốc xám trên hoa hồng leo

Bệnh mốc xám trên hoa hồng leo do một loại nấm có tên là Botrytis cinerea gây ra. Chúng phát triển bệnh vào mùa mưa, lây lan theo gió và mưa.

Nấm Botrytis cinerea gây bệnh mốc xám trên hoa hồng leo

Nấm Botrytis cinerea gây bệnh mốc xám trên hoa hồng leo

Biện pháp điều trị bệnh mốc xám trên hoa hồng leo

Để điều trị bệnh mốc xám trên hoa hồng leo ta cần kết hợp nhiều biện pháp, sau đây là một vài biện pháp điển hình:

– Cắt bỏ những hoa, cành nhánh bị bệnh và đem đi tiêu hủy để tránh bào tử của nấm lây lan khắp vườn.

– Bào tử nấm phát triển mạnh vào mùa mưa cho đó nên có hệ thống thoát nước tốt cho cây, tránh tình trạng ngập úng.

– Tranh thủ giờ nắng để đem cây ra phơi nắng có thể góp phần hạn chế nấm bệnh gây ra

– Vệ sinh vườn tược, tạo môi trường thoáng đãng cho cây hồng. Nên dùng chế phẩm vi sinh như vi sinh 6X, nấm tricoderma để bón vào đất cũng như phun xịt môi trường xung quanh để tiêu diệt mầm bệnh gây hại

– Điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp, hạn chế phun trên lá để tránh tình trạng nước đọng trên lá, đặc biệt là vào ban đêm.

– Có thể sử dụng các biện pháp hóa học để can thiệp như các loại thuốc có chứa các hoạt chất sau copper oxychloride, streptomycin sulfate, zinc sulfate…Coc 85 với hoạt chất copper oxychloride có thể sử dụng để điều trị bệnh mốc xám trên hoa hồng leo. Pha ¼ muỗng cà phê cho 500 ml nước phun tưới trên lá 1 tuần 1 lần. Tốt nhất là bạn nên phun vào buổi sáng.

Coc 85 chứa hợp chất copper oxychloride điều trị bệnh mốc xám trên hoa hồng leo

Coc 85 chứa hợp chất copper oxychloride điều trị bệnh mốc xám trên hoa hồng leo

 Xem thêm sản phẩm Coc 85 tại cửa hàng hoa hồng leo cô Long

4. Bệnh phấn trắng trên hoa hồng leo

Những vết bệnh không rõ hình dạng màu trắng xám xuất hiện trên ngọn non, chồi non, lá non, cả 2 mặt lá cảnh báo tình trạng bệnh phấn trắng đã gây hại cho cây hồng leo nhà bạn. Nếu tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn thì cả thân, cành, nụ và hoa, làm biến dạng lá, thân khô, nụ ít, hoa không nở, cây còi cọc, xơ xác, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng, phát triển của cây.

Bệnh phấn trắng gây hại trên nụ hoa hồng leo

Bệnh phấn trắng gây hại trên nụ hoa hồng leo

Bệnh phấn trắng thường xảy ra trên lá, cành non, nụ hoa nhưng chủ yếu là trên lá. Khi lá non bị bệnh phấn trắng sẽ làm mất độ sáng bóng vốn có, bệnh làm giảm khả năng quang hợp giảm sức sống của cây, làm cho lá bị rụng sớm, nụ hoa biến hình, không thể nở được, thậm chí gây chết khô, ảnh hưởng đến phẩm chất và giảm sản lượng.

Bệnh phấn trắng gây hại trên hoa hồng leo

Bệnh phấn trắng gây hại trên hoa hồng leo

Tác hại của bệnh phấn trắng trên hoa hồng leo

Bệnh phấn trắng thường gây hại trên lá, cành, nụ nên dẫn đến khả năng quang hợp của cây bị hạn chế, cây còi cọc kém phát triển. Nếu nặng hơn có thể dẫn đến cái chết cho hoa hồng leo.

Bệnh phấn trắng gây hại trên lá hoa hồng leo

Bệnh phấn trắng gây hại trên lá hoa hồng leo

Nguyên nhân gây ra bệnh phấn trắng cho hoa hồng leo

Bệnh phấn trắng trên hoa hồng leo do một loại nấm có tên là Sphaerotheca pannosa gây ra. Các sợi nấm phát triển trong điều kiện độ ẩm cao khoảng trên 80% và ở nhiệt độ khoảng 18 độ C. Nếu nhiệt độ cao trên 24 độ C các sợi nấm sẽ chết. Trong điều kiện thuận lợi các sợi nấm gây bệnh hình thành bào tử phát tán trong không khí, bám vào lá của các cây và gây bệnh.

Nấm Sphaerotheca pannosa gây ra bệnh phấn trắng trên hoa hồng leo

Nấm Sphaerotheca pannosa gây ra bệnh phấn trắng trên hoa hồng leo

Điều trị bệnh phấn trắng cho hoa hồng leo

Điều trị bệnh phấn trắng cho hoa hồng leo đặc biệt là trong mùa mưa là điều mà những ai trồng hoa hồng leo cần chú ý. Bạn có thể kết hợp các biện pháp sau đây để có kết quả tốt nhất.

– Tiêu hủy mầm bệnh bằng cách cắt bỏ những nụ, cành, lá gây hại cho vào bao ny lông hoặc đốt để tiêu hủy.

– Thường xuyên vệ sinh vườn tược, tạo không khí thoáng đãng, lưu thông tốt trong môi trường sống của cây.

– Tranh thủ thời gian để cây được phơi nắng trong ngày bởi vì nấm có thể chết khi nhiệt độ trên 24 độ C

– Hạn chế độ ẩm cho cây bằng cách điều tiết lại lượng nước tưới tránh tình trạng tưới vào lá vào lúc chiều tối.

– Trồng đúng mật độ, để tránh tình trạng trồng quá dày. Khoảng cách tối thiểu là 40 cm, khoảng cách tối đa là 1m

– Có thể dùng các biện pháp can thiệp như các loại thuốc điều trị nấm bệnh như các loại thuốc có hoạt chất như Chlorothalonil, hexaconazole, iminoctadine…

 Xem tiếp PHẦN 2 tại đây: Cách phòng ngừa và điều trị bệnh hoa hồng leo do nấm và vi khuẩn gây ra (phần 2)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *