Hầu hết tất cả các giống hoa hồng leo ở cửa hàng hoa hồng leo cô Long đều nhập trực tiếp nguyên cây từ Thái Lan về nên đi một đoạn đường xa như vậy cây mất sức và mất nước nhiều, lá bị héo vàng, hoa thì rũ.

Nhưng bạn đừng quá lo lắng về điều này, chỉ cần làm theo hướng dẫn của cửa hàng là cây có thể sống và phát triển tốt ngay cả khi cây mới về nữa.

Sau khi bạn mua cây về thì nên sang chậu liền để cây giống mau thích ứng với môi trường sống mới. Nếu bạn chưa có thời gian sang chậu liền thì cứ tưới nước cho cây khoảng 1 lít nước sáng và chiều.

Trước khi sang chậu thì bạn nên tỉa tót những lá vàng, lặt những lá bị héo úa còn sót lại, cắt đi những đọt non bị héo trong quá trình vận chuyển đường xa. Bạn đừng quá lo lắng khi chúng ta lặt những lá vàng, xấu, đọt non bị héo, dập vì như thế khi rễ cây phát triển thì đốt trên thân cây sẽ mọc lại những chồi non mới.

Còn nếu cây đã được cửa hàng tỉa trước thì bạn không cần phải làm điều này, mà thông thường thì cửa hàng đều làm điều này nên bạn yên tâm nha!

Cây giống được bán tại cửa hàng hoa hồng leo cô Long

Cây giống được bán tại cửa hàng hoa hồng leo cô Long

Sau khi đã tỉa tót lại cho cây hồng thì bạn bắt tay vào quá trình trồng và chăm sóc hoa hồng leo.

Đầu tiên là giai đoạn sang chậu, trước khi sang chậu bạn cần chú ý một vài điều sau đây là được.

 – Thời điểm sang chậu: thời điểm sang chậu tốt nhất là khoảng 15g30 đến 17g, đây là khoảng thời gian gần chiều trời đã giảm bớt nhiệt độ trong ngày, nên cây sẽ không bị sốc nhiệt độ, thứ hai là có khoảng thời gian để cây nghỉ ngơi dài hơn sau 1 đêm trong môi trường mới.

 – Vị trí trồng: khá là quan trọng.

Vị trí trồng hoa hồng leo tốt là nơi có thời gian chiếu sáng từ 4-6h nắng vì cây hồng leo rất ưa nắng và cây không ra hoa nếu lượng nắng quá thấp.

Vị trí trồng thông thoáng, khoảng cách giữa các cây có một khoảng nhất định sẽ tạo không gian cho cây hồng nhanh phát triển, khoảng cách giữa các gốc cây tối thiểu là 40cm, trung bình là 1m, đồng thời hạn chế sâu bệnh phá hoại lây lan từ cây này sang cây khác.

Ngoài ra, một điều lưu ý là khi qua đêm sương đọng trên những phiến lá hồng, khi trời bắt đầu nắng lên sẽ làm cho những giọt nước này khô lại cũng góp phần hạn chế bệnh nấm trên hồng leo nữa đấy.

Nếu như bạn trồng hoa hồng leotrên sân thượng thì lời khuyên tốt nhất là nên lợp lưới lan, lưới lan giúp hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây hồng khi cây hồng còn nhỏ, sau này khi cây hồng quen với điều kiện hiện tại thì không cần lưới lan vẫn được. Khi không có lưới lan thì cây hồng hạn chế được bệnh đen thân, nấm nhưng lại tạo điều kiện cho sâu bệnh và bọ trĩ phá hoại gia tăng. Do đó bạn nên cân bằng để tạo điều kiện phù hợp cho cây phát triển tốt. Nếu thời gian chiếu sáng trên 6h nắng bạn có thể chọn lưới màu đen, loại này che được khoảng 60% đấy!

Vị trí trồng rất quan trọng đối với quá trình phát triển của hoa hồng leo

Vị trí trồng rất quan trọng đối với quá trình phát triển của hoa hồng leo

Lựa chọn chậu trồng: nếu bạn trồng chậu thì kích thước chậu phù hợp nhất là 40x40x40, đây là thể tích thích hợp để bộ rễ của cây hồng phát triển trong suốt quảng đời của nó.

Nếu bạn trồng hoa hồng leo dưới đất thì bạn cũng đào lỗ có kích thước tương tự.

Với kích thước như vậy bạn có thể trồng hết quãng đời cây hồng mà không cần phải thay đất nếu bạn áp dụng chế độ chăm sóc hữu cơ.

Chậu nhựa có thể tích thích hợp trồng hoa hồng leo

Chậu nhựa có thể tích thích hợp trồng hoa hồng leo

 Xem thêm chậu trồng tại cửa hàng hoa hồng leo cô Long

Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu trồng chúng ta bắt tay vào sang chậu thôi các bạn nhé, mình sẽ hướng dẫn bạn từng bước để các bạn dễ hình dung và thực hiện theo. Trong từng bước chia ra làm 2 hướng đó là trồng hoa hồng leo trong chậu, trồng hoa hồng leo dưới đất.

Bước 1: Đối với trồng hoa hồng leo trong chậu, bạn cho lớp đá 3×4 cm hoặc sỏi khoảng 3×4 cm vào dưới đáy chậu để tăng khả năng thoát nước, chống bị úng cho hoa hồng leo. Lớp đá này dày khoảng 3 lóng tay là được (khoảng 1 tấc).

Còn riêng với trồng hoa hồng leo ngoài đất thì không phải lót đá do khả năng thoát nước dưới đất tốt hơn trong chậu nên cây ít bị ngập úng hơn.

Nhưng có một ưu điểm tuyệt vời của việc trồng hoa hồng leo trong chậu đó chính là phù hợp ở những nơi không có đất như chung cư, nhà có diện tích nhỏ, dễ dàng di chuyển chậu trồng, có thể điều khiển được lượng nước và lượng phân bón cho cây ăn hàng ngày.

Lót đá vào chậu để tăng khả năng thoát nước

Lót đá vào chậu để tăng khả năng thoát nước

Bước 2: Cho đất chuyên trồng hồng vào lỗ bạn đã đào trên đất hoặc cho hết vào trong chậu. Là do bộ rễ hồng là rễ chùm, ăn theo bề ngang nên nó rất thích loại đất hữu cơ thông thoáng, giàu dinh dưỡng có khả năng giữ và thoát nước tốt.

Nếu bạn đang buâng khuâng về loại đất này có thể liên hệ cửa hàng Hồng leo Cô Long để được hướng dẫn làm đất phù hợp cho hoa hồng leo. Sau nên cho từng lớp san đều để đất chan ra đều hơn và cũng nên tránh dùng tay đè nén đất nha.

Cho đất chuyên trồng hồng vào hết vào trong chậu

Cho đất chuyên trồng hồng vào hết vào trong chậu

Bước 3: Đào lỗ trên mặt đất dinh dưỡng trồng hồng có kích thước lớn hơn bầu đất của cây hoa hồng leo để bạn có thể dễ dàng bợ bầu đất khi xuống cây. Nên bưi đất đều, tạo không gian rộng để tránh vướng víu khi đang thao tác.

Đào lỗ trên nền đất hồng

Đào lỗ trên nền đất hồng

Bước 4: Sau khi đã đào lỗ xong trong chậu cũng như dưới đất bạn bắt đầu giở bầu đất ra khỏi chậu.

Đối với chậu cây nhỏ dạng leo hoặc bụi thì bạn dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp giữa thân cây, xòe cả bàn tay đỡ bề mặt đất phía trên, dùng tay còn lại trút ngược cây xuống đất và nhẹ nhàng rút chậu ra khỏi bầu đất. Sau đó nhanh chóng cho bầu đất của cây xuống lỗ đã đào lúc nãy, một tay cố định thân cây một tay lấp đất lại và ấn nhẹ cho đất bằng phẳng.

Tránh tình trạng chôn lắp mắt ghép trên thân xuống đất, mà chừa khoảng 2-3 cm cách mặt đất để hạn chế tình trạng nấm gây hại cho mắt ghép cây làm chết cả cây con.

Dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp giữa thân cây, xòe cả bàn tay đỡ bề mặt đất

Dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp giữa thân cây, xòe cả bàn tay đỡ bề mặt đất

Dùng tay còn lại trút ngược cây xuống đất và nhẹ nhàng rút chậu ra khỏi bầu đất

Dùng tay còn lại trút ngược cây xuống đất và nhẹ nhàng rút chậu ra khỏi bầu đất

Còn nếu bạn trồng những cây to hơn hoặc là dạng TREE ROSE (hồng thân gỗ) thì bạn dùng tay vét đất xung quanh thân chậu nhỏ để lấy bớt đất ra, tránh vét đất quá sâu vào phần thân cây để hạn chế việc động rễ.

Sau khi vét mà bạn cảm thấy có thể dùng hai tay nhấc bầu đất lên thì ngưng lại. Nếu bầu rễ to quá thì có thể nhờ vài người phụ tiếp để tránh tình trạng bể bầu. Sau đó bạn cho bầu rễ vào trong lỗ đã đào sẵn, một tay cũng cố định thân cây một tay lấp đất lại để tránh cây bị đổ ngã. Bạn nên cẩn thận thực hiện tránh tình trạng gãy mắc ghép do thân TREE ROSE khá dài.

Bước 5: Sau khi đã lấp đất xong bạn tiến hành phủ một lớp rơm khô, xơ dừa khô và tốt nhất đó chính là lục bình khô lên trên bề mặt đất. Tại sao mình lại khuyên các bạn nên phủ lớp này lên cây hoa hồng leo là bởi vì lớp phủ này có tác dụng duy trì độ ẩm, giảm sự bay hơi của nước, ngăn chặn sự vón cục của đất dưới tác dụng của mưa, hoặc tưới nước trong một thời gian dài, tạo ra sự thông thoáng cho đất.

Bên cạnh đó nó còn hạn chế sự sói mòn đất và các chất dinh dưỡng, ngăn chặn đất, nấm gây hại bắn tung té lên lá để giảm khả năng gây hại từ đất, chúng còn giúp duy trì nhiệt độ ổn định cho đất (ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè) và thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật để giải phóng chất dinh dưỡng.

Lấp đất lại để che phủ bầu đất

Lấp đất lại để che phủ bầu đất

Phủ một lớp rơm khô, xơ dừa khô trên chậu hoa hồng leo

Phủ một lớp rơm khô, xơ dừa khô trên chậu hoa hồng leo

 Xem thêmCách chăm sóc và bón phân cho hoa hồng leo trong 3 tuần đầu

Sau khi đã hoàn tất cho việc sang chậu thì chúng ta bắt đầu vào chuyện chăm sóc đi nhé.

Một tuần đầu là khoảng thời gian cây thích nghi với môi trường sống mới nên bạn không cần phải bón phân hay xịt thuốc gì cả. Chỉ cần tưới nước hai lần 1 ngày là được, bạn nên tưới vào sáng sớm (5h-8h) và chiều mát (15h-18h), mỗi lần tưới thì khoảng 1 lít nước.

Bạn có thể pha thêm cám hoặc sử dụng nước vo gạo để tưới trong giai đoạn này để kích thích cây ra rễ. Nếu sử dụng cám thì 2 muỗng cafe pha với 1 lít nước để tưới sáng 1 lần chiều 1 lần là được.

Sau khi vừa sang chậu xong thì bạn cũng bổ sung vào 1 lít nước cám cho cây nha và đều đều trong suốt khoảng 1 tuần. Trong giai đoạn 1 tuần này bạn nên để cây mấy ngày đầu trong mát, sau đó đem dần ra nắng để cây thích nghi từ từ sau khoảng 1 tuần hãy đem ra hoàn toàn nơi bạn chọn trồng.

Còn nếu trồng dưới đất dùng đồ che lại cho cây đỡ nắng trong giai đoạn đầu.

Tưới nước cho chậu hoa hồng leo

Tưới nước cho chậu hoa hồng leo

Thời điểm 1 tuần là giai đoạn thích nghi của cây hoa hồng leo, cũng như giai đoạn tập thích nghi đầu đời của một thực thể sống tại môi trường sống mới. Chú ý vài điểm để tạo môi trường sống tốt nhất đầu đời để cây phát triển tốt bạn nhá!

Chúc bạn trồng và chăm sóc hoa hồng leo đạt kết quả tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *